Thông gió tự nhiên dưới tác dụng áp suất gió có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra sự thông thoáng cho nhà xưởng cũng như quyết định đến...
Thông gió tự nhiên dưới tác dụng áp suất gió
Thông gió tự nhiên dưới tác dụng áp suất gió có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra sự thông thoáng cho nhà xưởng cũng như quyết định đến phương án thiết kế nhà xưởng.
Người
ta nhận thấy khi một luồng gió đi qua một kết cấu bao che thì có thể tạo ra độ
chênh cột áp 2 phía của kết cấu :
- Ở
phía trước ngọn gió : Khi gặp kết kết cấu bao che tốc độ dòng không khí giảm đột
ngột nên áp suất tĩnh cao, có tác dụng đẩy không khí vào gian máy.
- Ngược lại phía sau công trình có dòng
không khí xoáy quẩn nên áp suất giảm xuống tạo nên vùng chân không, có tác dụng
hút không khí ra khỏi gian máy.
Cột áp (hay độ chân không) do gió tạo ra tại một vị trí so với áp suất khí quyển có thể xác định theo công thức:
Kkđ - Hệ
số khí động
ωg - Tốc
độ gió, m/s
ρN - Khối lượng riêng của không khí bên ngoài trời, kg/m3
Hệ số Kkđ được xác định bằng thực nghiệm, người ta tạo ra những
luồng gió gió thổi vào các mô hình các công trình đó rồi đo áp suất phân bố
trên các điểm cần xét trên mô hình rồi dựa vào lý thuyết tương tự suy ra áp suất
trên công trình thực.
Ta nhận thấy phía mặt đón gió cột áp do gió tạo ra dương và ngược
lại phía khuất gió có cột áp âm. Vì vậy hệ số khí động phía đón gió có giá trị
dương và phía khuất gió có giá trị âm.
Hệ số khi động thực tế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như hướng
gió thổi so với mặt đón gió và khoảng cách giữa các nhà lân cận.
Trong trường hợp chung, có thể lấy hệ số Kkđ được
lấy như sau:
- Phía đầu gió: Kmax = 0,8 thường lấy k = 0,5 ÷ 0,6
- Phía khuất gió: Kmin = -
0,75 thường lấy k = - 0,3
Hệ số Kkđ không phụ thuộc vào tốc độ mà phụ thuộc vào góc thổi của không khí vào so với nhà, hình dạng nhà và vị trí tương đối giữa các nhà với nhau, điều này có thể thấy ở hình