Tư vấn thiết kế hệ thống thông gió, thông gió tầng hầm cho công trình. 1.Vai trò của thông gió tầng hầm Thông gió tầng hầm là một t...

Thiết kế thông gió tầng hầm


Tư vấn thiết kế hệ thống thông gió, thông gió tầng hầm cho công trình.

1.Vai trò của thông gió tầng hầm


Thông gió tầng hầm là một trong những yêu cầu bắt buộc khi thiết kế M&E cho nhà cao tầng . Với tầng hầm xây theo kiểu bán hầm thì có thể thông gió tự nhiên, tuy nhiên những khu vực không thể thông gió tự nhiên có thể phải sử dụng thông gió cưỡng bức.

Thông gió tầng hầm gồm cả hai phương pháp là hút gió thải tầng hầm và cấp gió tươi cho tầng hầm tuỳ vào điều kiện thông gió có thể thêm phần cấp gió tươi để đảm bảo đủ oxi cho người.

Thiết kế thông gió tầng hầm


Lưu lượng thông gió phải đủ để hút hết khói xe , bụi bẩn ra khỏi khu vực hầm và tạo chênh áp để thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức cấp gió tươi.

2. Các bước tính toán thông gió tầng hầm


  • B1: Phân tích tầng hầm, chọn phương án thiết kế (thông gió tự nhiên, cưỡng bức,jetfan,...)
  • B2:Thiết kế hệ thống , bố trí vị trí thiết bị.
  • B3:Tính toán lưu lượng gió và cột áp tổn thất.
  • B4: Dựa trên thông số tính được , lựa chọn các kiểu thiết bị phù hợp. Ví dụ: chọn quạt li tâm hay hướng trục,..

Về chọn quạt:

Để chọn quạt hợp lý cần phối hợp giữa người thiết kế và nhà cung cấp:

Người thiết kế cần:

  • Tính được lưu lượng và cột áp mỗi quạt .
  • Chọn ví trí bố trí quạt hợp lý .
  • Nắm được kích thước phòng quạt và chiều cao thông thoáng tầng hầm cho phép.
  • Xác định quạt sẽ được treo hay đặt sàn .
  • Nắm được độ ồn tối đa khu vực tầng hầm cho phép.
  • Có yêu cầu chống cháy cho quạt không.
  • Ngân quỹ dành cho hạng mục tầng hầm.
  • Đặc điểm nguồn điện cấp
  • Xác định rõ các thiết bị hoặc hệ thống sẽ được kết nối với quạt như biến tần, hệ thống BMS, hệ thống dò CO,..

Người tư vấn hoặc cung cấp thiết bị cần:

  • Tra kĩ các thông tin ở trên với người thiết kế.
  • Đề xuất dùng loại quạt phù hợp: như kích thước đáp ứng , độ ồn đáp ứng, hiệu suất tốt nhất,...
  • Nếu thấy các thông số thiết kế không thực tế thì có thể đề nghị người thiết kế tính toán bồ trí lại. Ví dụ có thể tính toán lưu lượng 1 quạt quá lớn -> kích thước quạt lớn-> ko đủ ko gian lắp đặt.
  • Tính toán giá thành có phù hợp với ngân quỹ cho phép ko. Nếu không có thể thay đổi chũng loại quạt.

3. Cách xác định lưu lượng quạt thông gió cho tầng hầm


Để xác định lưu lượng thông gió tầng hầm tương đối dễ .Trước tiên chọn bội số tuần hoàn ( Số lần trao đổi không khí trong 1 giờ ) thông thường đối với tầng hầm bội số từ 6-7 lần .

Ví dụ hầm có diện tích 1000 m2 chiều cao 3 mét thì lưu lượng quạt hút cần thiết = 1000x3x6=18,000 m3/h . Có được lưu lượng rồi thì tuỳ vào thiết kế ống gió tính ra tổn thất áp suất.

Tổn thất áp suất trên đường ống gió thẳng là 1 Pa/mét , sau đó tra bảng tổn thất áp suất theo tiêu chuẩn Smacna hoặc BS sẽ tìm ra tổn thất áp suất co, cút , lượn, miệng gió. Cộng hết vào rồi nhân cho hệ số an toàn 1.2 lần nữa là xong.

Khi chọn quạt cho tầng hầm cần chú ý là chọn 1 hay 2 tốc độ có yêu cầu chống cháy hay không vì nó còn liên quan đến nghiệm thu và kết nối với hệ thống PCCC.

4. Một số tiêu chuẩn thông gió tầng hầm


- Tiêu chuẩn Singapor CP 13 được dùng khá phổ biến.
- TCVN -5687 xuất bản năm 1992 cập nhật bảng mới năm 2010
- TCVN-232 1999 Thông gió,chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu
- Tiêu chuẩn Ashare.


( )

5
4
3
2
1


dai vietdai vietGoogle +LikeTwitterPinterstYoutube